Đồng bào Bahnar học tập và làm theo thư Bác

Nội dung thư của Bác Hồ bằng tiếng Bahnar

Gần như tháng nào cũng vậy, nhà bà Đinh Thị Chút -người dân tộc Bahnar ở làng Tờ Mật thuộc xã Đông (huyện K'Bang, tỉnh Gia Lai) tổchức một lần đọc thư của Bác Hồ gửi cho Đại hội dân tộc thiểu số miền Nam ViệtNam năm 1946 vào buổi tối.

Mỗi lần như vậy, bà thường hay gọi con cháu vànhững người họ hàng trong làng tập trung về để nghe già làng Đinh Quech đọc vàgiải thích ý nghĩa nội dung của bức thư bằng tiếng phổ thông và tiếng Bahnar.Cuối buổi, già làng bao giờ cũng ngợi ca hình ảnh Bác Hồ - vị Cha già kính yêucủa dân tộc, luôn quan tâm chăm lo đến đời sống của bà con dân làng và kêu gọicộng đồng cùng nhau đoàn kết thực hiện theo lời dặn dò của Bác để ổn định vànâng cao cuộc sống. 

Làng Tờ Mật có 126 hộ với gần 700nhân khẩu, đều là người dân tộc Bahnar, đã được định canh định cư từ sau ngàygiải phóng. Nhà nào cũng được cấp phát ảnh chân dung và thư của Bác, thư được dịchra song ngữ Việt - Bahnar và Việt - J'rai với khổ lớn, chữ to và rõ ràng để bàcon dễ đọc, dễ nhớ. Ảnh và thư của Bác được bà con trân trọng treo ngay giữanhà - nơi mà bà con trước khi đi làm cũng như sau khi trên nương rẫy trở về bướcvô nhà là thấy ngay ảnh và thư của Bác trước mặt. Ngoài việc tổ chức học tậpchung của làng vào những ngày lễ, ngày Tết cổ truyền thì nhà nào cũng có cách họctập riêng của mình, phù hợp với điều kiện cụ thể. Phổ biến nhất là việc tổ chứchọc tập theo từng gia đình, hễ rảnh rỗi lúc nào là bà con mang ảnh và thư củaBác xuống cùng nhau đọc, chồng giải thích cho vợ, mẹ giải thích cho con... Mặcdù đã qua hơn 6 năm giữ gìn, song thư và ảnh chân dung của Bác đều còn mới vàgiữ nguyên những gam màu sáng, bởi bà con luôn có ý thức bảo quản cẩn thận. Nhiềubà con nói rằng, ảnh và thư Bác Hồ còn quý hơn cả những bộ chiêng cổ (chiêngquý) trong nhà, coi đó là tài sản vô giá trong mỗi gia đình và trong cả buônlàng. 

Bà Đinh Thị Chút giải thích cho con cháu nghe nội dung thư của Bác Hồ bằng tiếng Bahnar
Bà Đinh Thị Chút giải thích cho con cháu nghe nội dung thư của Bác Hồ bằng tiếng Bahnar.

Qua hơn 6 năm học tập và làm theo thư của Bác, làng Tờ Mậtđã có những đổi thay trong cuộc sống thật đáng tự hào, bà con trong làng aicũng vui và nguyện một lòng đoàn kết bên Đảng - Bác Hồ. Cả làng không theo đạovà cũng không nghe theo lời kẻ xấu xúi giục, kích động để làm những điều tráipháp luật mà tập trung cho công việc phát triển sản xuất, nuôi dạy con cháu trưởngthành để mai sau giúp ích cho xã hội. Từ chỗ cả làng chỉ biết trồng cây lúa,cây ngô truyền thống trên nương rẫy với sản lượng hàng năm không đủ trang trảicho cái ăn, cái mặc, nay đã có phần dôi dư tích lũy. Hơn 300 ha mía và sắn caosản được chuyển đổi từ quỹ đất bỏ hoang hóa và đất bạc màu trước đây đã mang lạimột nguồn lợi lớn về sản phẩm hàng hóa cho làng. Phổ biến nhà nào cũng có mứcthu bình quân từ 30 - 50 triệu đồng/năm từ 2 loại cây trồng này, có những hộnuôi thêm nhiều bò lai, lợn lai và có mức thu trên 100 triệu đồng/năm như giađình ông Đinh Em, gia đình ông Đinh H'Lược... Cả làng hiện chỉ còn dưới 20% hộnghèo (theo tiêu chí mới) - một trong số ít buôn làng dân tộc Bahnar có tỷ lệ hộnghèo thấp nhất trong cả huyện K'Bang.

 Làng Tờ Mật bây giờ cũng không còn cảnh tối tăm như trước nữa,mà đã có hệ thống điện lưới mắc đến tận nhà, nhà nào cũng mua sắm được ti vi đểtheo dõi chương trình thời sự và giải trí, mua được xe máy để đi lại và các loạibàn ghế, giường tủ... sinh hoạt trong gia đình. Cũng không còn cảnh trẻ nhỏtheo cha mẹ lên nương rẫy, mà được đến trường lớp học chữ, nhiều em đã theo họcđến bậc học PTTH ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện. Bà con có đau ốm thìđến trạm xá điều trị miễn phí, không còn cảnh mời "thầy Mo" cúng Yàngđể chữa bệnh, gây thiệt hại về sức khỏe và của cải trong nhà. 100% số hộ tronglàng đều có hệ thống nước sinh hoạt bắt đến tận nhà để sử dụng, không còn tìnhtrạng đi xa lấy nước sông, nước suối mất vệ sinh về dùng mỗi khi mùa khô đến. TờMật là một trong những làng giàu về bản sắc văn hóa truyền thống, hiện cả làngcòn lưu giữ được hơn 10 bộ cồng chiêng và trong đó có nhiều bộ chiêng cổ(chiêng quý). Trong làng từ trẻ đến già ai cũng biết đánh chiêng hay, gái làngthì đều biết múa Xoang đẹp, hàng năm đội chiêng của làng thường đại diện cho xãtham dự Liên hoan cồng chiêng cấp huyện và cấp tỉnh. 

Già làng Đinh Quech năm nay đã ngoài 60 tuổi, bộc bạch: Cuộcsống của bà con ở làng Tờ Mật ngày càng được no ấm và sung sướng hơn lên, đó lànhờ ơn Đảng, ơn Bác Hồ. Điều vinh dự và phấn khởi là, thư của Bác Hồ đã đến đượcvới dân làng Bahnar ở vùng sâu, vùng xa này, bà con ai cũng được đọc và hiểusâu sắc những lời Bác Hồ căn dặn. Việc "làm theo" của dân làng đềuphát huy hiệu quả rõ rệt trong cuộc sống...

Theo TTXVN

Viết bình luận lên Facebook:

Các tin khác